Bước 2: Trải cuộn dây ra, lắp đầu vòi bơm vào khớp nối của dây cứu hỏa.
Bước 3: Kéo cuộn dây cứu hỏa ra, sao cho cuộn dây không bị gấp khúc. Đưa đầu khớp của dây cứu hỏa khác lắp vào khớp nối của dây cứu hỏa trên.
Bước 4: Sau khi lắp xong, một người ra phía trước cầm đầu vòi bơm, người cầm phải cầm chắc bằng hai tay, cho vòi nước tỳ vào các điểm gần nhất, cho đầu vòi hơi hướng lên trên, về phía hỏa hoạn.
Bước 5: Chạy máy bơm nước để tiến hành cứu hỏa cụ thể như sau:
Mở van khoá nhiên liệu, mở công tác máy, mở ga nhỏ.
Ấn nút đề cho đến khi nổ máy, nếu cần kéo e (trường hợp bình Ac-qui yếu) thì giật máy nổ bằng tay.
Nếu máy nổ bình thường, kéo ga ½, kéo cần bơm nước khi thấy nứơc bơm, trả cần kéo bơm về vị trí bình thường, kiểm tra nước giải nhiệt thật tốt để bảo vệ máy.
Chú ý: Trong quá trính sử dụng vòi rồng thì luôn phải có người thứ hai hỗ trợ người cầm vòi.
·Các sự cố bất ngờ như đổ tường, đổ nhà xưởng, lật mái nhà xưởng v.v.
2.Thoát hiểm:
·Các đường thoát hiểm: cửa đối diện với Xưởng may 2 sát khu nồi hơi, cửa vào Xưởng cắt. Ngoài ra còn một số cửa bị khoá như cửa đi qua Xưởng Hoàn thành, cửa sang Công ty Long Nguyên. Trong trường hợp các cửa mở ở trên không dùng được cho thoát hiểm thì người bị nạn và người ứng cứu bên ngoài chủ động liên hệ để mở các cửa bị khoá;
·Nguyên tắc thoát hiểm: Mọi Cán bộ công nhân viên phải thật bình tĩnh để tìm ra đường thoát hiểm và hướng dẫn thoát hiểm gần và an toàn nhất, không được tranh nhau chạy dẫn đến tắc đường đi.
3.Xác định người bị nạn (nếu có):
·Mọi CBCNV phải chạy ra sân của Công ty (gần khu văn phòng và nhà bảo vệ), các công nhân cùng tổ phải đứng gần nhau, công nhân của các tổ không được đứng lẫn lộn;
·Thủ kho có trách nhiệm hướng dẫn cho nhân viên mình đứng trong một khu vực nhất định;
Thủ kho có trách nhiệm đếm số nhân viên của mình, phát hiện ra người không có mặt tại nơi qui định, nhanh chóng báo ngay cho bộ phận cứu nạn tên của người vắng mặt.
Công ty thành lập theo giấy phép số: với chức năng sản xuất kinh đặt tại: về hướng Đông Nam và các hương tiếp giáp:
Phía Đông giáp nhà dân.
Phía Tây.
Phía Nam giáp ruộng.
Phía Bắc giáp đường đất đỏ.
Khả năng tiếp cận chữa cháy theo hai hướng:-
2/. Đặc điểm kiến trúc
Tổng diện tích là bao gồm
Cấu trúc xây dựng: nhà cấp 4 xây gạch lợp tole.
ĐẶC TÍNH CHẤT CHÁY NỔ – ĐỘC
Ngành sản xuất hàng
Tính chất cháy, nổ, độc tương đối an toàn PCCC.
Khi thực hiện luôn đúng nội quy an toàn PCCC.
Khả năng xảy ra sự cố ít.
LỰC LƯỢNG VÀ PHƯƠNG TIỆN TẠI CHỔ
1/. Lực lượng gồm
Cấp Công Ty (?? người)
06 phân đội tại các xưởng (?? người ).
2/. Phương tiện gồm
Bình bọt tổng hợp lớn, nhỏ: bình.
Thang cây dài 6m: cái.
Xô xách nước: cái.
Thùng phi chứa đầy cát: thùng.
Xẻng: cái.
Đèn báo cháy: cái
Câu liêm: cái
Máy bơm: cái
Vòi nước: cái
Còi hú: cái
3/. Thông tin liên lạc báo cháy
Dùng số điện thoại cơ sở để báo cho lực lượng PCCC chuyên nghiệp 114, hoặc báo cho đội PCCC gần nhất.
Dùng xe tự có để báo cháy cho lực lượng PCCC.
4/. Những nguyên nhân phát sinh cháy nổ
Không cúp cầu dao tổng (Automat)
Do chập điện trong hệ thống điện.
Vi phạm nội quy PCCC.
Do phá hoại.
Do bị cháy lan từ bên ngoài vào.
PHẦN 2: CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY
A.CÔNG TÁC XÂY DỰNG TẠI CHỔ
1/. Công tác tuyên truyền giáo dục
Thường xuyên nhắc nhở CB.CNV có ý thức tốt trong việc phòng chống cháy nổ, tuyệt đối nghiêm chỉnh chấp hành đúng nội quy PCCC.
Vận hành máy móc đúng quy trình công nghệ.
Tắt máy, cúp cầu dao khi hết ca làm việc.
Vệ sinh công nghiệp máy móc thiết bị và hệ thống điện.
2/. Công tác tổ chức
Thành lập tổ PCCC đầy đủ về số lượng, có tổ chức chặt chẽ, thiết bị đầy đủ về cơ sở vật chất cho công tác PCCC.
B. CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN LỰC LƯỢNG PCCC TẠI CHỔ
Tổ chức cho đội PCCC học tập tính năng tác dụng và cách sử dụng các phương tiện chửa cháy tại chổ theo sự hướng dẫn của cơ quan PCCC chuyên nghiệp.
Theo thời gian định kỳ, tổ chức kiểm tra trang thiết bị PCCC và thực tập PCCC tại đơn vị.
Kết hợp đội PCCC với Công ty để diễn tập và học tập huấn luyện công tác PCCC.
Kết hợp chắt chẽ với lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp cho phương án PCCC.
CÔNG TÁC KIỂM TRA HƯỚNG DẪN VỀ KỶ LUẬT AN TOÀN PCCC
1.\ Công tác kiểm tra
Việc kiểm tra công tác PCCC được tiến hành nhằm đảm bảo yêu cầu cao nhất trong việc phòng chống cháy nổ như sau:
Kiểm tra thường xuyên được tiến hành hàng ngày đối với sự vận hành máy móc trong giờ và hết giờ làm viêc, kiểm tra tình hình thực hiện về qui định PCCC.
Kiểm tra định kỳ: được tiến hành 1 tháng đối với:
Hệ thống điện.
Bảo trì máy móc
Kiểm tra đường dây mối nối
Kiểm tra trang thiết bị PCCC
Kiểm tra sắp xếp lại thiết bị PCCC
2./ Hướng dẫn an toàn PCCC
Không hút thuốc, đốt lửa không sử dụng đun nấu trong khu vực kho, khu vực sản xuất, khu văn phòng,
Sử dụng đúng và đầy đủ các loại cầu chì, cầu dao, phích cắm cho hệ thống điện và máy móc của đơn vị theo tiêu chuẩn an toàn về điện.
Không tự động câu móc, lấp đặt thêm thiết bị điện khi chưa tính toán xem hệ số an toàn chịu tải của hệ thống điện.
Khi hết giờ làm việc phải kiểm tra, tắt máy, tắt cầu dao điện trong các khu vực nhà xưởng.
Sắp xếp vật tư trong kho vải, phụ liệu hải lưu ý đến cacù loại vật tư dễ gây cháy để theo dõi trong qúa trình cấp phát.
PHẦN 3: TỔ CHỨC CHỮA CHÁY
TỔ CHỨC CHỮA CHÁY:
Khi phát hiện cháy, người phát hiện hô to: cháy, cháy, cháy, ấn còi báo cháy hoặc đánh kẻng liên tục.
Cúp cầu dao khu vực và khu vực liên hệ.
Dùng điện thọai báo cháy cho lực lượng PCCC chuyên nghiệp số: 114 hoặc báo cho đội PCCC gấn nhất:.
Dùng phương tiện PCCC dập tắt đám cháy.
Cứu người bị nạn ra khỏi khu vực cháy.
Di chuyển tài sản ra khỏi khu vực cháy.
Tạo khoảng các ngăn cháy chống lây lan.
CHỈ HUY CHỮA CHÁY
Việc chỉ huy chữa cháy được phân công cụ thể như sau:
DỰ TÍNH CHỮA CHÁY
1./ Việc gây cháy có thể có các nguyên nhân
Cháy do cơ sở chập điện.
Sơ xuất bất cẩn,
Vi phạm nội qui,
Phá hoại
Cháy lây lan từ bên ngoài….
2./ Tình huống xảy ra và xử lý cụ thể
Tổ cơ điện và tổ bảo vệ: Cúp Automat hoặc cầu dao nhánh, hô to cháy, cháy, cháy….. bấm chuông hoặc kẻng liên tục, điện thoại cho số: 114-8911.294
Hướng dẫn và chỉ huy công nhân, di chuyển người, hàng hóa và tài sản ra khỏi khu vực cháy.
Cử người liên lạc với đội PCCC và ra cổng đón đường chỉ cho xe vào cơ sở cháy.
Chỉ huy đội PCCC phải nắm rõ tình hình và thông báo cho công nhân cụ thể: loại vật liệu dễ cháy,. Khu vực cháy, hướng lay lan và các thông tin khác….
NHIỆM VỤ CỦA LỰC LƯỢNG PCCC TẠI CHỖ
Người phát hiện phải hô to, báo động cho mội người trong phân xưởng.
Cúp cầu dao điện khu vực cháy và toàn bộ phân xưởng.
Sử dụng nhanh chóng các phương tiện tại chỗ dập tắt đám cháy.
Nhanh chóng cấp cứu người bị nạn ra khỏi khu vực cháy.
Di chuyển tài sản ra khỏi khu vực cháy.
Điện thoại cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp 114 hoặc 8911 294, cử người ra đón và chỉ đường cho xe chữa cháy.
Cung cấp thông tin về vật tư, chất cháy, nguồn nước, đường di chuyển cho lực lượng PCCC chuyên nghiệp biết.
Kết hợp với Công an địa phương bảo vệ hàng hóa trạt tư an ninh trong khu vực cơ sở.
Khi đám cháy được dập tắt, chỉ huy chữa cháy tại chỗ ra lệnh giữ nguyên hiện trường chờ kiểm tra kết luận của Công an thành phố mới được thu dọn hiện trường.
Để đảm bảo an toàn tài sản trang thiết bị nhà xưởng, an ninh trật tự của Công ty, nay qui định việc Phòng cháy chữa cháy như sau:
Điều 1: Phòng cháy và chữa cháy là nghĩa vụ của toàn thể Cán bộ – Công nhân viên Công ty kể cả khách hàng đến công tác tại Công ty.
Điều 2: Cấm không sử dụng lửa, củi đun nấu, hút thuốc trong kho, nơi sản xuất, dùng dây đồng, dây bạc thay cầu trì, dùng dây điện cắm trực tiếp vào ổ cắm điện, để các chất cháy gần cầu chì, bảng điện và trên dây dẫn điện.
Điều 3: Sắp xếp trật tự vật tư hàng hoá trong kho, khu vực sản xuất gọn gàng, sạch sẽ. Xếp riêng từng loại có khoảng cách ngăn cháy, xa mái nhà, xa tường để tiện việc kiểm tra hàng hoá và cứu chữa khi cần thiết. Khi sử dụng xăng công nghiệp, hoá chất phải thật cẩn thận, tuân theo hướng dẫn sử dụng.
Điều 4: Khi xuất nhập hàng hoá xe không được nổ máy trong kho nơi sản xuất và khi đậu xe, phải hướng đầu xe ra ngoài.
Điều 5:Không để các chướng ngại vật trên lối đi lại.
Điều 6: Phương tiện dụng cụ chữa cháy phải để nơi dễ thấy, dễ lấy, không được sử dụng vào việc khác.
Điều 7: Ai thực hiện tốt qui định này sẽ được khen thưởng, ai vi phạm sẽ tuỳ theo mức độ mà xử lý từ cảnh cáo đến thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để truy tố trước pháp luật.
Văn bản thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy (đối với một số dự án, công trình)
Mục đích: Để thực hiện thống nhất công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản cho doanh nghiệp và người dân; nâng cao ý thức về phòng cháy chữa cháy đối với các chủ đầu tư dự án, công trình xây dựng.
Thể loại (hình thức): Cấp giấy phép.
Ngành nào cần:
4011 Sản xuất điện
4012 Phân phối, truyền tải điện
5051 Mua bán xăng dầu và các sản phẩm của chúng
5053 Mua bán các nhiên liệu khác dùng trong động cơ (gas hóa lỏng,...)
5511 Kinh doanh dịch vụ khách sạn
5514 Dịch vụ nhà trọ bình dân
6312 Hoạt động kho bãi
631311 Dịch vụ hoạt động sân bay
63132 Dịch vụ hỗ trợ vận chuyển đường sắt
631331 Dịch vụ cảng và bến cảng
631346 Dịch vụ bến xe, bãi đỗ xe
6411 Dịch vụ bưu phẩm
6421 Dịch vụ điện thoại có dây
64214 Dịch vụ phát hành, truyền hình và truyền ảnh
6422 Dịch vụ điện thoại không dây
7111 Cho thuê đất (đất ở, đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất khu công nghiệp, mặt nước,...)
7112 Cho thuê nhà ở
7113 Cho thuê nhà phục vụ các mục đích kinh doanh (kiốt, trung tâm thương mại).
7114 Cho thuê kho, bãi đỗ xe
7115 Cho thuê nhà có trang bị kỹ thuật đặc biệt (phòng hoà nhạc, nhà hát, hội trường, phòng cứới, trường quay, rạp chiếu phim, ...)
7116 Cho thuê nhà thi đấu thể thao (phòng bóng bàn, bóng rổ, cầu lông, phòng đấu võ, phòng tập,...)
80 Giáo dục và đào tạo
851 Các hoạt động y tế
9012 Chiếu phim điện ảnh và phim video
9014 Hoạt động nghệ thuật sân khấu, âm nhạc và các hoạt động nghệ thuật khác
9031 Hoạt động thư viện và lưu trữ
9032 Hoạt động bảo tồn, bảo tàng
Nơi nộp hồ sơ: Cục cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy Công an cấp tỉnh cấp
Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án đầu tư và thiết kế kỹ thuật công trình quan trọng quốc gia do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, quyết định đầu tư; những dự án đầu tư và thiết kế kỹ thuật do Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy Công an cấp tỉnh đề nghị hoặc những công trình khác do Tổng cục Cảnh sát quyết định theo yêu cầu nghiệp vụ;
Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy Công an cấp tỉnh thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy các dự án đầu tư và thiết kế kỹ thuật đối với những trường hợp không thuộc thẩm quyền của Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và những trường hợp do Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy uỷ quyền. Trong trường hợp uỷ quyền. Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phải có văn bản uỷ quyền của Cục trưởng.
Lệ phí và thời hạn
Lệ phí : Hiện đang xây dựng mức lệ phí;
Thời hạn: Có giá trị cùng với công trình;
Các hồ sơ cần khi đăng ký Hồ sơ thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy gồm 03 bộ, nếu hồ sơ thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt kèm theo và hồ sơ phải có xác nhận của chủ đầu tư.
Văn bản đề nghị thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư, trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo;
Bản sao giấy phép đầu tư và chứng chỉ quy hoạch hay thoả thuận về địa điểm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
Các bản vẽ và bản thuyết minh thể hiện những nội dung yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 13, 14, 15 và 16 hoặc Điều 14 của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP.
Trình tự thủ tục
Hồ sơ được lập theo quy định và được gửi tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp Văn bản thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy;
Trước tiên, phải được chấp thuận về địa điểm;
Tiếp theo, thẩm duyệt công trình;
Trong quá trình xây dựng, công trình sẽ được kiểm tra các quy định về phòng cháy chữa cháy. Các hoạt động kiểm tra này sẽ được tiến hành từng bước;
Cuối cùng sẽ thực hiện nghiệm thu công trình
Thời hạn trả lời hồ sơ Đối với các dự án, thiết kế công trình
Không quá 20 ngày làm việc đối với dự án quy hoạch, dự án xây dựng;
Không quá 30 ngày làm việc đối với thiết kế kỹ thuật công trình nhóm A;
Không quá 20 ngày làm việc đối với công trình thuộc nhóm B, C.
Phân nhóm dự án công trình A, B, C tại điểm này thực hiện theo Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành.
Cơ quan thanh, kiểm tra Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội. Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Hình thức xử phạt vi phạm Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thi công công trình thuộc diện phải thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy mà không có "Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy''.
Các văn bản luật liên quan Luật Phòng cháy và chữa cháy Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31/3/2004 về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; Nghị định số 123/2005/NĐ-CP ngày 05/10/2005 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy. Các văn bản trên xem ở đây
Thông tin bổ sung
Các bản vẽ và bản thuyết minh, sau khi đã thẩm duyệt, được trả lại cho chủ đầu tư 02 bộ
Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trực tiếp thẩm duyệt giữ lại 01 bộ để kiểm tra thi công, nghiệm thu công trình về phòng cháy và chữa cháy và trả lại chủ đầu tư lưu theo quy định sau khi công trình được nghiệm thu và đưa vào hoạt động.
Việc thẩm duyệt được tiến hành với sự có mặt của nhà đầu tư hoặc đại diện của nhà đầu tư.
Mục đích: Thống nhất quản lý sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, đảm bảo tính an ninh trật tự xã hội, tính mạng của người dân.
Thể loại: Giấy phép.
Ngành nào cần
10 Khai thác than cứng, than non, than bùn;
11 Khai thác dầu khí và các hoạt động dịch vụ phục vụ khai thác dầu khí (trừ điều tra thăm dò)
12 Khai thác quặng Uranium và quặng Thorium
13 Khai thác quặng kim loại
14 Khai thác đá và khai thác mỏ khác
45 Xây dựng
24291 Sản xuất chất nổ, kíp nổ phục vụ công nghiệp (trừ đạn dược)
Nơi nộp hồ sơ
Cục Kỹ thuật an toàn công nghiệp -Bộ Công nghiệp
Tổng cục Công nghiệp quốc phòng - Bộ Quốc phòng
Sở Công nghiệp - Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
Lệ phí và thời hạn Lệ phí:
Đối với tổ chức: 100.000 đồng;
Đối với cá nhân: 50.000 đồng
Thời hạn một giấy phép sử dụng VLNCN phụ thuộc vào mục đích sử dụng quy định như sau:
Đối với các đơn vị sử dụng VLNCN để phá dỡ, xây dựng công trình thuỷ lợi, giao thông, xây dựng, thăm dò dầu khí phụ thuộc vào thời hạn thi công công trình, nhưng không quá hai năm.
Đối với các đơn vị sử dụng VLNCN để khai thác khoáng sản phụ thuộc vào thời gian được phép hoạt động của mỏ, nhưng không quá năm năm.
Các hồ sơ cần khi đăng ký Hồ sơ đăng ký mới
Đơn xin cấp giấy phép sử dụng VLNCN do Th ủ trưởng đơn vị ký;
Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự quy định tại Nghị định số 08/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2001 của Chính phủ quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và Thông tư số 02/2001/TT-BCA ngày 04 tháng 5 năm 2001 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định này;
Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập đơn vị, đăng ký kinh doanh. Nếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, phải có giấy phép đầu tư;
Bản sao hợp lệ giấy phép hoạt động khoáng sản đối với các đơn vị hoạt động khoáng sản; giấy phép thăm dò, khai thác dầu khí đối với các đơn vị hoạt động dầu khí; Quyết định trúng thầu thi công công trình hoặc Hợp đồng nhận thầu, giấy uỷ quyền thực hiện hợp đồng thi công công trình. Trong các giấy tờ trên phải ghi rõ nhu cầu sử dụng VLNCN;
Thiết kế nổ mìn đối với các hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản quy mô công nghiệp, Phương án nổ mìn đối với hoạt động khai thác tận thu khoáng sản, các hoạt động phục vụ mục đích sản xuất, đào tạo huấn luyện, nghiên cứu khoa học khác. Thiết kế hoặc phương án nổ mìn phải được lãnh đạo đơn vị duyệt.
Trường hợp nổ mìn trong khu vực dân cư, khu vực có các di tích lịch sử, văn hoá, các công trình an ninh, quốc phòng hoặc các công trình quan trọng khác của quốc gia nằm trong phạm vi ảnh hưởng do nổ mìn, thiết kế nổ mìn phải được cơ quan cấp giấy phép sử dụng VLNCN phê duyệt;
Hồ sơ kho bảo quản, thiết bị nổ mìn, phương tiện vận chuyển VLNCN thoả mãn các quy định tại TCVN 4586-1997 (nếu đơn vị có kho, thiết bị nổ mìn, và phương tiện vận chuyển VLNCN riêng);
Quyết định bổ nhiệm Người chỉ huy nổ mìn của Thủ trưởng đơn vị.
Hồ sơ đăng ký lại: Ba mươi ngày trước khi giấy phép sử dụng VLNCN hết hạn, đơn vị có nhu cầu xin cấp lại phải lập hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền bao gồm:
Đơn xin cấp lại giấy phép sử dụng VLNCN.
Hồ sơ quy định ở trên, giấy phép đang sử dụng và những bổ sung thay đổi (nếu có).
Trình tự thủ tục: Doanh nghiệp muốn được cấp Giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp lập hồ sơ theo quy định. Trong thời gian hai mươi ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, thẩm định. Nếu đơn vị đủ điều kiện thì cấp giấy phép sử dụng VLNCN (theo mẫu kèm theo). Nếu không đủ điều kiện, cơ quan cấp giấy phép sử dụng VLNCN phải trả lời cho đơn vị xin cấp giấy phép bằng văn bản, nêu rõ lý do chưa cấp.
Thời hạn trả lời hồ sơ: 20 ngày, cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, thẩm định, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy phép sử dụng VLNCN
Cơ quan thanh, kiểm tra
Sở Công nghiệp
Tổng cục công nghiệp quốc phòng
Hình thức xử lý vi phạm
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi không khai báo việc mất giấy phép trong thời hạn ba ngày làm việc hoặc không lưu giữ giấy phép, bản sao giấy phép hợp lệ tại trụ sở điều hành;
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi sử dụng giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đã hết hạn hoặc phải cấp đổi lại theo quy định nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày giấy phép hết hạn để sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi cho mượn, cho thuê, đi mượn, đi thuê giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; uỷ quyền và nhận uỷ quyền thực hiện các hoạt động về vật liệu nổ công nghiệp quy định trong giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp khi đối tượng uỷ quyền hoặc nhận uỷ quyền chưa được cấp phép.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi tẩy xoá, sửa chữa các nội dung quy định trong giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi lợi dụng giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để kinh doanh, cung ứng vật liệu nổ công nghiệp.
Hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn đến 6 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3; 1 năm đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này. Tước quyền sử dụng không thời hạn giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với hành vi quy định tại khoản 5
Các văn bản, luật có liên quan
Thông tư số 02/2005/TT-BCN ngày 29 tháng 3 năm 2005 hướng dẫn quản lý, sản xuất, kinh doanh cung ứng và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Nghị định số 27/1995/ NĐ- CP ngày 20 tháng 4 năm 1995 của Chính phủ về quản lý sản xuất, cung ứng và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Thông tư số 124/2003/TT-BTC ngày 18/12/2003 quy định chế độ thu, nộp phí thẩm định kinh doanh thương mại có điều kiện thuộc lĩnh vực an ninh
Nghị định số 49/CP ngày 15/8/1996 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự
Thông tin bổ sung: Điều kiện để kinh sử dụng vật liệu nổ công nghiệp được quy định tại Mục I Phần E (Sử dụng vật liệu nổ công nghiệp) Thông tư số 02/2005/TT-BCN